CẨM NANG CHO NGƯỜI BỆNH SỎI THẬN

Nam Dược Bài Thạch – Cẩm nang cho người bệnh sỏi thận

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận hình thành có thể do viêm đường tiết niệu hoặc lượng nước cung cấp cho cơ thể hàng ngày ít hay nồng độ các chất khoáng tồn đọng trong cơ thể tăng cao như canxi, oxalat, natri, muối urat, phốt pho, cystine. Những chất này lắng đọng lâu ngày trong thận và kết thành sỏi thận.

Các triệu chứng của bệnh sỏi thận

Đau: Đau dữ dội khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.

Đái máu, đái buốt, đái rắt, đái mủ: Là biến chứng thường gặp của sỏi thận - tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đái máu. Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, nó tái phát nhiều lần, có thể đái ra sỏi

Sốt: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng

Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Đái tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.

Nam Dược Bài Thạch – Cẩm nang cho người bệnh sỏi thận

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi thận

- Bệnh sỏi thận có thể gây bế tắc hệ niệu

Những hòn sỏi hình thành trong lòng đường tiểu đều có khả năng gây bế tắc niệu quản hoặc niệu đạo.

- Nhiễm trùng hệ niệu

Hòn sỏi nằm lâu ngày trong hệ niệu là nơi vi trùng tụ tập và phát triển, sẽ gây nhiễm trùng. Nếu kết hợp với bế tắc đường tiểu thì có thể khiến thận ứ mủ hoặc thận hoá mủ.

- Suy thận cấp

Khi hai quả thận đều bị bế tắc cùng một lúc, rất dễ rơi vào tình trạng không có một giọt nước tiểu nào cả gây suy thận cấp, kéo dài trong vài ngày có thể dẫn đến tử vong.

- Vỡ thận

Vỡ thận xảy ra khi nước tiểu dồn ứ to trong thận, vách thận mỏng. Các biến chứng sỏi thận này rất nguy hiểm, bệnh nhân nên thăm khám, phát hiện sớm để điều trị.

Phòng ngừa bệnh sỏi thận hiệu quả

- Hạn chế thực phẩm như , sôcôla, đậu nành, đậu phộng, bia đen, trà đen, củ cải, cà rốt, táo, mận, dừa, dứa, đào, hành tây...

- Ăn nhạt, ăn ít thịt động vật vì thực phẩm chứa nhiều muối và nhiều chất đạm

- Mỗi ngày nên uống khoảng từ 2,5 – 3 lít nước lọc, uống nhiều nước cam, chanh tươi, ăn nhiều rau tươi

- Tránh ăn nhiều thực phẩm dễ gây ra sỏi niệu như cá khô, thịt khô, mắm, lòng đông vật,…

- Ăn nhiều thực phẩm có chứa chất calcium từ sữa như bơ, phômai...

Nam Dược Bài Thạch – Cẩm nang cho người bệnh sỏi thận

Giải pháp nào cho bệnh sỏi thận?

Đầu tiên cần thực hiện các xét nghiệm nước tiểu. Với sỏi nhỏ, bệnh nhân có thể uống nước nhiều, uống nước râu ngô,… để kích thích bài tiết, sỏi cũng theo đó ra ngoài. Nếu sỏi đã quá lớn, bệnh nhân có thể được chỉ định mổ thận lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể.


Bệnh sỏi thận thường hay tái phát. Vì vậy cần chú ý đến thực phẩm, cách ăn uống để tránh sự tạo nên sỏi. Ngoài những cách trên bạn có thể phòng bệnh một cách chắc chắn đó là đi khám định kỳ. Nam Dược Bài Thạch được kết hợp từ nhiều vị dược liệu quý như Kim Tiền Thảo, Râu Ngô có tác dụng lợi niệu, bào mòn sỏi đồng thời hạn chế căn bệnh sỏi thận.


Tin tức cùng loại


Miễn phí vận chuyển
Giao hàng tận nơi
Hoàn trả 100% tiền hàng
Khi sản phẩm không đạt yêu cầu
Hỗ trợ 24/7
0839.739.299 - 0988.77.55.44