SỎI THẬN, SỎI MẬT – ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG TÁI PHÁT THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ???

Sỏi thận nói riêng, sỏi đường tiết niệu nói chung là một bệnh lý phổ biến ở nước ta. Người ta đã thống kê được rằng khoảng 5% nữ giới và 10% nam giới mắc bệnh sỏi thận trước tuổi 70. Bệnh gây nhiều biến chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bệnh nhân. Để giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về bệnh sỏi thận, cách điều trị cũng như phòng ngừa, chúng tôi có buổi trò chuyện trực tiếp với Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn – trưởng khoa Y học cổ truyền – bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Phóng viên(PV): Bệnh sỏi thận ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe bệnh nhân. Xin bác sỹ cho biết sỏi thận là bệnh lý như thế nào?

Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn: sỏi thận nói riêng và sỏi đường tiết niệu nói chung là một bệnh lý do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các muối khoáng hòa tan trong nước tiểu kết tụ lại với nhau, đầu tiên hình thành các nhân nhỏ như dạng sỏi, sau đó to dần lên và tạo các viên sỏi với các hình dạng khác nhau: tròn, hình dạng như san hô…ở các vị trí khác nhau, được gọi với các tên khác nhau như: sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản…

PV: Xin bác sỹ cho biết nguyên nhân gây ra sỏi thận?

Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn: Cho đến nay người ta đã cố gắng tìm hiểu song nhiều điều vẫn chưa được giải mã, nhưng trước tiên người ta thấy các nguyên nhân như sau: nước tiểu quá bão canxi, oxalat, acid uric; hoặc do xác vi khuẩn tạo ra các nhân sỏi tạo điều kiện cho muối khoáng tích tụ tạo sỏi; do yếu tố di truyền; tăng acid uric trong máu; dị dạng đường tiết niệu,…Nói chung nguyên nhân gây ra sỏi thận rất phong phú.

PV: Trong giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân thường không phát hiện ra vì không có triệu chứng đúng không ạ?

Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn: Nói như thế thì chưa chính xác bởi vì trong nhiều trường hợp bệnh nhân có sỏi bé nhưng đã xuất hiện các triệu chứng, trong khi nhiều bệnh nhân có sỏi kích thước lớn lại không xuất hiện triệu chứng gì,chỉ đến khi có biến chứng, đi kiểm tra mới phát hiện ra bệnh bởi vì các triệu chứng của sỏi thận cũng hết sức phong phú: có người mới bị sỏi đã có triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, đái ra máu, đái ra tế bào mủ rồi xuất hiện các cơn đau quặn thận,… ,có người bị sỏi san hô, sỏi niệu quản gây tắc thận, bể thận ứ nước , giãn to, ứ nước, ứ mủ nhưng không có triệu chứng gì, chỉ đến khi có triệu chứng sốt, sờ bụng thấy cục lớn mới đi siêu âm, chụp cản quang thì phát hiện ra một bên thận hỏng vì sỏi. Nói tóm lại, triệu chứng bệnh tùy thuộc đối tượng mà có thể âm ỉ, rầm rộ hoặc không có triệu chứng.

PV: Vậy những trường hợp không xuất hiện triệu chứng gì thì làm thế nào để phát hiện sớm được bệnh sỏi thận?

Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn: Thật ra khi mới bắt đầu bị bệnh, bao giờ bệnh nhân cũng có triệu chứng nhưng bệnh nhân thường chủ quan mà bỏ qua. Để phát hiện sớm ra sỏi thận, bệnh nhân cần luôn lắng nghe cơ thể mình, khi thấy có triệu chứng đau vùng lưng, nặng tức phần dưới, đi tiểu hơi nóng nóng, buốt buốt cần đi kiểm tra ngay. Để xác định chính xác cần làm các xét nghiệm cận lâm sàng như: chụp X quang, siêu âm, … để biết sỏi nằm ở đâu, chức năng thận đã bị ảnh hưởng như thế nào để có biện pháp xử trí kịp thời.

PV: Xin ông cho biết các phương pháp điều trị sỏi thận hiện nay?

Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn: Dựa theo tính chất và biến chứng của bệnh mà có các phương pháp điều trị khác nhau, nhưng thông thường có 2 phương pháp tây y và đông y. Tây y thường sử dụng các phương pháp như: phẫu thuật (nội soi, mổ mở), tán sỏi ngoài cơ thể… Các phương pháp này thường áp dụng với sỏi có kích thước lớn và bệnh đã có biến chứng. Còn với sỏi nhỏ và chưa có biến chứng thì trong y học cổ truyền có nhiều vị thuốc điều trị rất tốt bệnh nàyvừa hiệu quả lại an toàn. Mặt khác, dù phẫu thuật và tán sỏi thành công hay không thành công thì vẫn phải dự phòng tái phát sỏi trở lại và đông y lại có thế mạnh trong việc này, do đó việc điều trị vẫn nên kết hợp với các vị thuốc trong đông y.

PV: Bệnh sỏi thận không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể xảy ra các biến chứng gì?

Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn: Biến chứng của sỏi thận rất nhiều như: đái ra máu, viêm bể thận dẫn đến nhiễm khuẩn huyết gây nguy hiểm đến tính mạng, giãn thận, ứ mủ từ đó gây ra suy thận. Suy thận là một trong những biến chứng của sỏi thận nếu không giải quyết triệt để có thể gây tử vong.

PV: Xin bác sỹ cho một số lời khuyên để phòng tránh căn bệnh này?

 Để phòng tránh sỏi thận thì có một số điều sau phải lưu ý

  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý: uống nhiều nước, thường xuyên vận động, không ăn quá nhiều thực phẩm nhiều canxi, acid uric…
  • Sử dụng các vị dược liệu trong y học cổ truyền như Nam Dược Bài Thạch giúp dự phòng cũng như hỗ trợ điều trị rất tốt. Nam Dược Bài Thạch là sản phẩm hợp tác nghiên cứu và chuyển giao bài thuốc gia truyền qua nhiều đời của gia đình lương y Trần Đồng – người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị sỏi thận, sỏi mật với công ty Nam Dược.Nam Dược Bài Thạch phối hợp nhiều vị dược liệu như: Kim Tiền Thảo có tác dụng lợi thuỷ, thông lâm, giúp bào mòn viên sỏi, Râu Ngô có tác dụng thanh thấp nhiệt, lợi niệu giúp chống viêm và lợi tiểu. Đặc biệt, thành phần của bài thuốc còn có bài Tứ Vật (bao gồm các vị: Xuyên Khung, Sinh Địa, Đương Quy, Bạch Thược) giúp bổ huyết, dưỡng huyết, phục hồi thể trạng, nâng cao sức khỏe cho cơ thể, đây là nét độc đáo của bài thuốc. Nhờ điểm khác biệt này mà Nam Dược Bài Thạch có hiệu quả cao trong việc bào mòn sỏi, và đưa sỏi ra ngoài cơ thể. Đặc biệt, Nam Dược Bài Thạch được dùng sau khi phẫu thuật để phòng tránh tái phát sỏi thận, sỏi mật. Nam Dược Bài Thạch được sản xuất dưới dạng viên nang dễ sử dụng, trên dây truyền hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP – WHO. Sản phẩm giúp lợi niệu, bài sỏi, hạn chế viêm đường tiết niệu; hỗ trợ quá trình tán nhỏ và bài tiết sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi túi mật và sỏi ống dẫn mật ra khỏi cơ thể.

PV: Xin cảm ơn bác sỹ!


Tin tức cùng loại


Miễn phí vận chuyển
Giao hàng tận nơi
Hoàn trả 100% tiền hàng
Khi sản phẩm không đạt yêu cầu
Hỗ trợ 24/7
0839.739.299 - 0988.77.55.44